Người Pháp sẽ quy hoạch lại Đà Lạt?
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa hôm 13/4 cho biết, tỉnh có chủ trương mời người Pháp quy hoạch lại TP Đà Lạt.Ngày 14/4 UBND tỉnh Lâm Đồng đã mời Viện Thiết kế quy hoạch đô thị Paris và một công ty thiết kế quy hoạch uy tín khác của Pháp để thực hiện việc quy hoạch trên.
Nếu thỏa thuận được, những chuyên gia đô thị Pháp sẽ có mặt ở Đà Lạt vào tháng 6 tới để khảo sát hiện trạng đô thị này.
Đà Lạt là đô thị đã được thiết kế quy hoạch bài bản từ năm 1923, với bản vẽ đầu tiên do kiến trúc sư Pháp Ernest Hébrad đảm trách. Hiện tại, “tính chất Pháp” vẫn được xem là đặc trưng riêng của đô thị Đà Lạt.
Năm 2009, UBND TP Đà Lạt cũng đã triển khai đề án điều chỉnh quy hoạch đô thị này với nội dung chính là điều chỉnh hệ thống vành đai, tăng diện tích khu nội ô Đà Lạt lên gấp hai lần hiện nay, từ 2.730 héc ta lên 5.104 héc ta.
Theo đó nội đô TP Đà Lạt sẽ được mở rộng đến hệ thống đường vành đai ngoài và được quy hoạch thêm 4 khu trung tâm nữa trên diện tích được mở rộng (2.374 héc ta) này.
Bao gồm: khu vực cửa ngõ phía đông thành phố mở đầu đường 723 (Đà Lạt – Nha Trang) gồm các điểm nhấn như Học viện lục quân, hồ Than Thở, khu du lịch Thái Phiên... gắn với kiến trúc hiện đại cao tầng, khu vực đông nam Đà Lạt với các dự án lớn như đại học kiến trúc và nhiều dự án dân cư được quy hoạch xây dựng nhà biệt thự, nhà biệt lập; khu vực phía nam thành phố lấy hồ Tuyền Lâm làm tâm điểm nối với quốc lộ 20 về TPHCM và quy hoạch xây dựng theo phong cách hài hòa với thiên nhiên; khu vực thứ tư nằm ở phía tây Đà Lạt, mở rộng Đà Lạt lên hướng núi Lang Bian với nhiều dự án lớn như khu du lịch tổng hợp DanKia – Đà Lạt, sân bay Cam Ly, khu du lịch Cam Ly – Măng Lin... và kết nối với đường Đông Trường Sơn.
Nếu thỏa thuận được, những chuyên gia đô thị Pháp sẽ có mặt ở Đà Lạt vào tháng 6 tới để khảo sát hiện trạng đô thị này.
Đà Lạt là đô thị đã được thiết kế quy hoạch bài bản từ năm 1923, với bản vẽ đầu tiên do kiến trúc sư Pháp Ernest Hébrad đảm trách. Hiện tại, “tính chất Pháp” vẫn được xem là đặc trưng riêng của đô thị Đà Lạt.
Năm 2009, UBND TP Đà Lạt cũng đã triển khai đề án điều chỉnh quy hoạch đô thị này với nội dung chính là điều chỉnh hệ thống vành đai, tăng diện tích khu nội ô Đà Lạt lên gấp hai lần hiện nay, từ 2.730 héc ta lên 5.104 héc ta.
Theo đó nội đô TP Đà Lạt sẽ được mở rộng đến hệ thống đường vành đai ngoài và được quy hoạch thêm 4 khu trung tâm nữa trên diện tích được mở rộng (2.374 héc ta) này.
Bao gồm: khu vực cửa ngõ phía đông thành phố mở đầu đường 723 (Đà Lạt – Nha Trang) gồm các điểm nhấn như Học viện lục quân, hồ Than Thở, khu du lịch Thái Phiên... gắn với kiến trúc hiện đại cao tầng, khu vực đông nam Đà Lạt với các dự án lớn như đại học kiến trúc và nhiều dự án dân cư được quy hoạch xây dựng nhà biệt thự, nhà biệt lập; khu vực phía nam thành phố lấy hồ Tuyền Lâm làm tâm điểm nối với quốc lộ 20 về TPHCM và quy hoạch xây dựng theo phong cách hài hòa với thiên nhiên; khu vực thứ tư nằm ở phía tây Đà Lạt, mở rộng Đà Lạt lên hướng núi Lang Bian với nhiều dự án lớn như khu du lịch tổng hợp DanKia – Đà Lạt, sân bay Cam Ly, khu du lịch Cam Ly – Măng Lin... và kết nối với đường Đông Trường Sơn.
Theo V.A (KH&ĐS)